7 Phương pháp chữa sỏi thận hiện đại nhất hiện nay

Xuất phát từ các yếu tố địa lý, thói quen sinh hoạt và ăn uống nên tỷ lệ người Việt Nam mắc sỏi thận khá cao, chiếm đến 12% dân số.

Vì lẽ đó, các phương pháp điều trị sỏi thận sao cho thật hiệu quả, an toàn, tiết kiệm rất được quan tâm. Y Dược Nguyễn Hữu Hách xin chia sẻ những kỹ thuật chữa bệnh sỏi thận phổ biến nhất hiện nay.

Kích thước sỏi bao nhiêu thì cần điều trị?

Theo các bác sĩ Khoa Tiết niệu, kích thước sỏi thận là yếu tố chính quyết định phương án điều trị của bác sĩ. Bởi lẽ, với một số sỏi nhỏ, thông qua việc bổ sung bước, tăng cường các môn thể thao vận động mạnh như nhảy dây, chạy bộ… sẽ được đào thải ra ngoài qua nước tiểu.

Tuy nhiên, một số sỏi đã được hình thành lâu, có kích thước lớn và gây biến chứng khiến cho đường tiểu bị hẹp thì sẽ rất khó đào thải ra ngoài. Lúc này, bác sĩ có những phương án cụ thể để điều trị sỏi thận triệt để.

Cụ thể:

  • Nếu sỏi có kích thước dưới 4mm, 80% sẽ được đẩy ra ngoài bằng con đường tự nhiên trong khoảng 31 ngày và không cần phải điều trị bằng thuốc.
  • Nếu sỏi có kích thước từ 4-6mm, 60% sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu với khoảng thời gian lâu hơn, từ 45 ngày hoặc hơn và có thể cần phải điều trị.
  • Nếu sỏi có kích thước >6mm, trường hợp đào thải tự nhiên chỉ còn khoảng 20%. Lúc này, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc để làm thông thoáng đường tiểu, giúp tống sỏi dễ dàng hơn.
  • Trong trường hợp sỏi có kích thước lớn hơn, khoảng 1cm, và được đánh giá là không quá cứng thông qua phương pháp chụp cản quang, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể để hạn chế tối đa nguy cơ can thiệp xâm lấn.
  • Cuối cùng, trong trường hợp kích thước khoảng 2cm, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và quyết định phương án phù hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm do sỏi thận, bao gồm mổ nội soi hoặc mổ hở.

6 phương pháp điều trị sỏi thận phổ biến, hiện đại nhất hiện nay

1. Phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích

Ngoài ưu điểm điều trị sỏi thận an toàn và không gây đau đớn cho người bệnh, phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL) còn có nhiều ưu điểm khác như: ít ảnh hưởng đến thận, không mất nhiều thời gian nằm viện hay chăm sóc…

Quá trình thực hiện:

  • Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân hoặc tiền mê để không cảm thấy đau khi thực hiện thủ thuật và đặt theo vị trí đã được xác định trên một bàn mổ. Đó có thể là một tấm đệm mềm, chứa đầy nước trên bụng hoặc sau thận.
  • Cơ thể người bệnh được đặt cố định sao cho vị trí có sỏi tiếp xúc với nguồn của máy phát sóng. Với khoảng 1.000-2.000 tia sóng xung kích, sỏi thận sẽ được nghiền ra trong thời gian 45-60 phút.
  • Sau khi thực hiện thủ thuật, các mảnh vụn của sỏi sẽ được đào thải ra khỏi thận hoặc niệu quản qua đường tiểu tiện. Người bệnh có thể được kê một số thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và ra về sau vài giờ lưu lại bệnh viện theo dõi.

Một số lưu ý khi điều trị:

  • Phương pháp chữa sỏi thận này khá đơn giản, nhưng đôi khi không thể tán sạch sỏi trong một lần, nên bạn có thể phải thực hiện thêm vài lần nữa.
  • Để sỏi nhanh được đào thải, bạn sẽ được yêu cầu uống nhiều nước, lọc nước tiểu qua bộ lọc để lấy các mảnh sỏi phục vụ cho các xét nghiệm cần thiết.

2. Nội soi niệu quản

Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị tuân theo nguyên tắc ít can thiệp xâm lấn. Nội soi niệu quản được chỉ định cho các trường hợp: bệnh nhân mắc các dạng sỏi niệu quản không nằm trong chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi ngoài cơ thể thất bại, sỏi niệu quản tái phát hoặc hẹp niệu quản sau mổ lấy sỏi niệu quản.

Quá trình thực hiện:

  • Bệnh nhân được gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng và đặt nằm theo tư thế sản khoa
  • Phẫu thuật viên đưa ống soi vào niệu đạo đến bàng quang và lên niệu quản. Qua hệ thống camera và ống soi, bác sĩ đưa vào các dụng cụ đặc biệt để tán sỏi, gắp sỏi.
  • Cuối cùng một ống thông đặc biệt 2 đầu có hình chữ J (sonde JJ) sẽ được đặt vào để nước tiểu từ trên thận chảy xuống bàng quang

Một số lưu ý khi điều trị:

Phương pháp này không được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân có rối loạn đông máu, bệnh nhân nam giới bị hẹp niệu đạo, người bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, thận ứ nước nhiều… Vì thế, bạn nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh để được tư vấn phương án điều trị hiệu quả nhất.

3. Tán sỏi thận qua da

Đây là một trong những phẫu thuật an toàn, với những tổn thương thận tối thiểu nhưng lại mang đến hiệu quả tối đa với tỉ lệ sạch sỏi cao, đau vết mổ ít, có khả năng lấy sạch sỏi chỉ trong một lần phẫu thuật. Kỹ thuật này là lựa chọn đầu tiên với những sỏi kích thước lớn từ 1-2cm.

Quá trình thực hiện:

  • Người bệnh được gây mê để các sĩ đặt một ống soi qua niệu đạo đi vào bàng quang và đưa một ống thông nhỏ lên thận, sau đó đặt một ống thông tiểu vào bàng quang.
  • Sau đó, bệnh nhân được cho nằm sấp và phẫu thuật viên sẽ theo hướng dẫn của tia X-quang hoặc siêu âm để dùng kim chọc vào thận. Khi kim đã được định vị chính xác, bác sĩ thay thế bằng một dây dẫn để nong dần rộng ra bằng các ống kim loại hoặc nhựa có kích thước lớn để tạo một “đường hầm” vào thận.
  • Tiếp đến, một ống soi được đưa qua một vỏ bao (Amplatz) theo “đường hầm” vừa tạo để tìm các viên sỏi và tán vỡ bằng tia laser, năng lượng xung hơi hoặc siêu âm.
  • Các mảnh vỡ sẽ được hút ra hoặc dùng kềm lấy ra ngoài. Nếu phẫu thuật viên sử dụng ống kính soi thận mini hoặc siêu nhỏ, sỏi sẽ được tán mịn để theo dòng nước tiểu ra ngoài. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được đặt một ống dẫn lưu tạm thời vào thận và kết thúc phẫu thuật.

Ở BVĐK Tâm Anh, quá trình lấy sỏi thận qua da được thực hiện trong khoảng 1-3 giờ, tùy thuộc vào kích thước của sỏi và thời gian nằm viện là 2-5 ngày.

Một số lưu ý khi điều trị:

  • Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng có vật cấy ghép, đang điều trị bằng thuốc nhất là với các bệnh liên quan đến loãng máu, nhiễm khuẩn, thần kinh hay nội tiết…
  • Bên cạnh đó, đừng quên trao đổi với các bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết, lựa chọn phương án gây mê, giảm đau…

4. Nội soi bằng ống mềm

Một trong những kỹ thuật hiện đại khác chính là tán sỏi nội soi bằng ống soi mềm dưới tác động của tia laser để sỏi vỡ ra, nhằm bảo tồn chức năng thận cho người bệnh. Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân bị sỏi thận đài dưới gây kẹt cổ đài, ứ nước đài dưới thận; Sỏi thận sót hoặc tái phát; Sỏi niệu quản trên di chuyển vào thận sau tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống cứng, ống bán cứng và phẫu thuật nội soi sau phúc mạc…

Quá trình thực hiện:

  • Bệnh nhân được khám và đặt thông niệu quản (sonde JJ) trước tán sỏi 10 – 15 ngày. Khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân được đặt nằm ngửa ở tư thế sản khoa và gây mê nội khí quản, soi bàng quang rút sonde JJ, soi niệu quản – bể thận đánh giá niệu quản, đặt GuideWire đài bể thận.
  • Đặt Sheath 12 Fr vào niệu quản lên đài bể thận trượt đồng trục với GuideWire. Rút GuideWire, nòng Sheath, đưa ống mềm nội soi qua Sheath lên đài bể thận.
  • Xác định vị trí, số lượng kích thước sỏi và liên quan với đài bể thận để bắt đầu tán sỏi bằng sóng Holmium Laser 80W. Sau đó, phẫu thuật viên rút ống soi mềm, đặt JJ ngược dòng, đặt Foley niệu đạo bàng quang.

Một số lưu ý khi điều trị:

Tuy phương pháp trị sỏi thận này mang đến rất nhiều ưu điểm và khá an toàn cho người bệnh, nhưng sau phẫu thuật bạn cũng cần chú ý những biểu hiện bất thường như: các cơn đau thắt lưng lan xuống vùng sinh dục, tiểu ra máu… Nếu có các dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ kiểm tra và xử lý.

5. Nội soi bằng ống soi cứng

Nội soi niệu quản bằng ống soi cứng cũng là một kỹ thuật cao với rất nhiều ưu điểm và được áp dụng rộng rãi. Kỹ thuật này giúp điều trị sỏi niệu quản ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng hiệu quả nhất là với sỏi ở vị trí 1/3 giữa và dưới, có kích thước > 10mm.

Quá trình thực hiện:

  • Bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê tư thế sản khoa và đặt máy soi trực tiếp dưới hướng dẫn của camera vào bàng quang, tiếp cận lỗ niệu quản.
  • Máy soi dưới sự dẫn đường của dây dẫn luồn qua miệng niệu quản đi lên để tiếp cận với sỏi và dùng tia laser tán nhỏ sỏi ra.
  • Sau đó, phẫu thuật viên sẽ dùng rọ lấy sỏi hoặc để bệnh nhân tự đào thải các mảnh vỡ ra ngoài qua đường tiểu.

Một số lưu ý khi điều trị:

  • Phương pháp này không được áp dụng cho bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu chưa điều trị ổn định hoặc bị hẹp đường tiết niệu, không đặt được máy soi.
  • Sau thực hiện, bệnh nhân có thể phải đối diện với một số biến chứng như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, chảy máu do tổn thương niệu quản, hẹp niệu quản, trào ngược bàng quang niệu quản.

6. Phẫu thuật mở

Với những ưu điểm vượt trội của kỹ thuật mổ nội soi, phẫu thuật mổ hở ít khi được thực hiện trong thực hiện trong điều trị sỏi thận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể như kích thước viên sỏi quá lớn, không thể lấy ra hoặc nghiền nát bằng các phương pháp điều trị khác, phẫu thuật mổ hở vẫn được chỉ định.

Quá trình thực hiện:

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để bạn ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật.
  • Bác sĩ phẫu thuật sẽ mở bụng theo đường sườn thắt lưng ở một bên hông vào khoang sau phúc mạc để tiếp cận với thận hoặc niệu quản.
  • Tiến hành mở bể thận hoặc nhu mô để lấy sỏi thông qua khe hở và tiến hành bơm hút rửa để lấy hết sỏi ra ngoài.
  • Một ống dẫn lưu sẽ được đặt trong niệu quản để giúp nước tiểu thoát ra ngoài.
  • Cuối cùng, các bác sĩ sẽ đóng vết mổ, băng ép để hoàn tất quá trình mổ mở.

Một số lưu ý khi điều trị:

Với phương pháp mổ mở chữa sỏi thận, bạn có thể phải ở lại bệnh viện trong vài ngày và mất 4 – 6 tuần cho vết thương lành lại hoàn toàn.

Biến chứng suy thận khi điều trị không đúng cách

Tuy sỏi thận là một bệnh rất thường gặp và không quá phức tạp khi điều trị, nhưng cũng có không ít trường hợp gặp biến chứng suy thận, khiến cho nạn nhân phải duy trì sự sống bằng việc chạy thận hoặc tệ hơn là cắt bỏ thận.

Nguyên nhân của biến chứng suy thận là do:

  • Không phát hiện và điều trị sớm để cho sỏi tích tụ quá lớn làm tắc nghẽn đường tiết niệu, khiến cho chức năng thận suy giảm
  • Sỏi thận di chuyển trong đường tiết niệu nhưng không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời nên gây viêm nhiễm
  • Người bị sỏi thận không đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị mà tự ý dùng thuốc dẫn đến suy thận và các cơ quan khác
  • Bệnh nhân được điều trị sai phương pháp dẫn đến tổn thương đường tiết niệu.

Đối với các bệnh nhân bị bệnh sỏi thận, cấu trúc dưới 4mm, thì có thể điều trị bằng đông y vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, tại Y Dược Nguyễn Hữu Hách đã có bài thuốc điều trị bệnh sỏi thận đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân. Và đã nhiều bệnh nhân chữa bệnh thành công.

Dieu Tri Soi Than

Hãy liên hệ với Y Dược Nguyễn Hữu Hách để được tư vấn miễn phí mọi thông tin, vấn đề về sức khỏe. Hotline: 0839.968.864

PHÒNG KHÁM BỆNH ĐÔNG Y NGUYỄN HỮU HÁCH

UY TÍN – NỔI TIẾNG TẠI HẢI PHÒNG

96 Mê Linh – 625 Nguyễn Văn Linh

ĐT: 0839.968.864

Website: http://yduocnhh.com

http://yduocnhh.net

0936.968.864